Khám phá Chùa Trình Yên Tử, Uông Bí Quảng Ninh

Chùa Trình Yên Tử được biết đến là ngôi chùa cửa ngõ vào trước khi tham quan Yên Tử. Nơi đây được biết đến là nơi vua Trần Nhân Tông đã dừng chân nghỉ ngơi trước khi lên núi Yên Tử.

Chùa Trình Yên Tử ở đâu Quảng Ninh?

Chùa Trình còn có một tên gọi khác là chùa Bí Thượng vì chùa nằm trên một sườn đồi ở làng Bí Thượng thuộc Tổng Bí Giàng, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên xưa, nay là khu Bí Thượng thuộc phường Phương Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Chùa Trình
Chùa Trình

Đây chính là nơi vua Trần Nhân Tông đã dừng chân nghỉ ngơi trước khi lên núi Yên Tử, ngày nay trở thành cửa ngõ trong khu danh thắng Yên Tử nổi tiếng.

Lịch sử chùa Trình Yên Tử

Chùa Trình xưa hay gọi chùa Bí Thượng xưa được xây dựng vào thời Hậu Lê. Chùa hướng phía Tây Nam, qui mô kiến trúc kiểu chữ “Nhất” (-). Chùa xâu dựng có diện tích 20m2.

Khoảng đầu thế kỷ XIX, chùa được dựng lại trên nền chùa cũ kiểu chữ “Nhất” (-) nhưng nhỏ hơn chùa cũ.

Đầu thế kỷ XX, Chùa bị hoả hoạn, có bà Phật tử họ Bùi đã phát tâm công đức phục dựng lại ngôi chùa theo kiến trúc hình chữ Đinh rộng hơn chùa cũ với kiến trúc 03 gian tiền đường, một gian hậu cung.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chùa bị phá huỷ. Vào năm 1993 bằng nguồn công đức của nhân dân trong vùng, chùa được xây dựng lại với kiểu kiến trúc nhà cấp 4, có 03 gian. Đến năm 1999 chùa được tu sửa khang trang.

Năm 2006 bằng nguồn đầu tư của Nhà nước và nguồn công đức của du khách thập phương  chùa Bí Thượng được xây dựng và mở rộng với quy mô to lớn như hiện nay.

Chùa Trình
Chùa đã được tu sửa khang trang

Năm 2007, Văn phòng Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã được xây dựng, ở phía Đông, bên khuôn viên chùa Trình Trình.

Năm 2011, Công ty Cổ phần phát triển Tùng Lâm, đã công đức xây dựng Cổng chùa Trình bề thế, khang trang với những đường nét, hoa văn cổ kính, tạo nên vẻ đẹp tôn nghiêm của chùa Trình và khu vực cửa ngõ vào Non thiêng Yên Tử.

Trải qua nhiều lần bị phá hủy xây dựng và trùng tu Chùa Bí Thượng xưa trở thành ngôi chùa Trình của cả hệ thống chùa tháp Yên Tử.

Quang cảnh và kiến trúc của chùa Trình Yên Tử

Chùa Trình có kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, có Tiền đường, Chính điện thờ Phật, Tả vu, Hữu vu thờ Thập Bát La Hán, có nhà Tổ, thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Ban Trần Triều, thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, Tam Vương theo tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt. Các pho tượng được đúc bằng đồng và tạc bằng gỗ Mít, gỗ Hương.

Chùa Trình
Chùa Trình Yên Tử
Chùa Trình
Một góc chụp khác của chùa Trình

Chùa Trình lợp ngói mũi hài. Trên bờ nóc Tiền đường đắp hàng gạch hoa Chanh, chính giữa đắp nổi bức Đại tự ghi ba chữ Hán “Bí Thượng Tự” (Chùa Bí Thượng), hai đầu nóc mái có hình đầu Rồng nổi ngậm bờ nóc, có sóng nước vân mây, các góc mái có đầu Rồng uốn cong hình sóng nước, vân mây vút lên.

Ở phía Đông của chùa là trụ sở ban Trị Sự giáo hội phật Giáo của tỉnh Quảng Ninh.

Nơi đây trở thành cửa ngõ linh thiêng của non thiêng Yên Tử .

Lễ hội chùa Trình

Vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch bắt đầu khai hội chùa Trình Yên Tử. Đây là hoạt động mở đầu cho lễ hội Yên Tử , nhằm tế cáo đất trời, kính lễ phật tổ, cáo yết sơn thần xin phép và cầu nguyện cho một mùa lễ hội bình an.

Chùa Trình
Khai mạc lễ hội chùa Trình Yên Tử

Lễ khai hội chùa Trình Yên Tử diễn ra trong không khí trang trọng, thành kính. Sau màn trống hội, các đại biểu, tăng ni, phật tử, người dân, du khách cùng dâng hương, thực hiện Pháp hội cầu an mong một năm mới, một mùa lễ hội bình an, hạnh phúc.

Chùa Trình
Lễ hội chùa Trình Yên Tử
Chùa Trình
Tăng ni phật tử tham gia lễ hội

Chùa Trình Yên Tử Quảng Ninh là một ngôi chùa trải qua nhiều biến cố những vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống linh thiêng nơi cửa ngõ linh thiêng trước khi khám phá Yên Tử. Các du khách trước khi khám phá Yên Tử sẽ đều tham quan dâng hương ở chùa Trình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm tìm hiểu về chùa Trình Yên Tử, Uông Bí Quảng Ninh.

 

Bài viết liên quan

Liên kết mạng xã hội

152,386FansLike
1,546FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

Bài viết liên quan