Khi nhắc đến Yên Tử mọi người hay nghĩ của Quảng Ninh đúng là như vậy nhưng còn Tây yên Tử có thực sự ở Quảng Ninh hay không? Nhiều bạn nghĩ rằng Tây Yên Tử nằm ở phía tây trong quần thể di tích Yên Tử Quảng Ninh nên nó tên gọi là Tây Yên Tử. Nhưng thực ra không phải. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu và khám phá về Tây Yên Tử đầy đủ nhất.
Tìm hiểu đôi nét về Tây Yên Tử

Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh nằm ở sườn Tây và Bắc của dãy núi Yên Tử. Tây Yên Tử trải dài từ Sơn Động đến Yên Dũng. Tây Yên Tử là nơi có hệ thống các chùa tháp, di tích cùng sự kỳ vĩ của rừng, núi liên quan đến sự hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần như Chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Am Vãi (Lục Ngạn), Đồng Thông (Sơn Động),…
Đây là một quần thể công trình bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh nằm ở phía tây và bắc của dãy núi Yên Tử. Khu du lịch cách thủ đô Hà Nội khoảng 124 km.
Đường đến và phương tiện di chuyển đến Tây Yên Tử

Bạn có thể đi đến Tây Yên tử bằng các hình thức sau.
Nếu bạn đi xe khách thì từ Hà Nội bắt xe đi thành phố Bắc Giang. Từ đó đón xe buýt đi một mạch lên thẳng Tây Yên Tử. Chi phí không quá cao chỉ dao động từ 100.000 đ -200.000 đ
Nếu bạn đi bằng xe máy, bạn hãy đi từ Hà Nội đến thành phố Bắc Giang, sau đó di chuyển thêm quãng đường 67 km nữa để đến tận nơi. Đi tới Big C, hãy rẽ vào đường Tâm Linh, đi tiếp đến ngã 3 sẽ có biển hướng về Tây Yên Tử, cứ đi thẳng theo đường đó đến khi gặp biển chỉ dẫn, rẽ vào đó, đi tiếp một đoạn nữa là đến nơi.
Khám phá Tây Yên Tử
Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử mới được đưa vào khai thác gần đây. Ban đầu, quần thể này được xây dựng nhằm tái hiện lại con đường phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bao gồm dọc sường dãy Tây Yên Tử từ chùa Vĩnh Nghiêm – Yên Dũng qua chùa Mã Yên, đến Hòn Tháp, Hồ Bấc, chùa Am Vãi…
1. Cổng trời
Không phải chỉ Đà Lạt mới có cổng trời mà ở Bắc Giang cũng có. Chiếc cổng vào ngay khu vực chùa Hạ là một điểm đến đầu tiên trong hành trình khám phá Tây Yên Tử. Mùa này diện đồ ấm và checkin cổng trời như trong MV triệu view Lạc Trôi sương khói mờ nhân ảnh của Sơn Tùng thì quá tuyệt vời rồi.


2. Săn mây ở Chùa Thượng
Mùa này khu vực chùa Thượng được bao quanh bởi rất nhiều mây. Thánh săn mấy đến chốn này cứ ngỡ bồng lai tiên cảnh. Không đi săn mây thì thật đáng tiếc. Ngoài Chùa Thượng, chùa Bổ Đà cũng là điểm đến tham quan rất được nhiều người chú ý.


3. “Vạn lý trường thành” phiên bản Việt


Lên đến khu vực này mà không checkin bức tường thành siêu đẹp của thời nhà Trần thì tiếc quá. Lên đồ và cần một phó nháy là bạn có ngay những bức ảnh đẹp như tranh vẽ.
4.Một số địa điểm khác ở chùa Tây Yên Tử





Đi Tây Yên Tử mùa nào đẹp nhất

Tây Yên Tử năm trên độ cao 1000 m so với mực nước biển, được bao bọc bởi rừng núi yên tính, thời tiết bốn mùa mát mẻ, không khí trong lành. Bạn có thể ghé thăm nơi này bất cứ khi nào, nhưng mùa xuân hè là thời điểm đẹp nhất.
Mùa xuân người dân và du khách đến hành hương khá đông, không khí sôi nổi khiến cho mọi vật dường như cũng có linh tính, tràn đầy sức sống. Mùa hè vắng hơn một chút, chỉ có các nhóm bạn đến chụp ảnh sống ảo và vãn cảnh. Mỗi dịp rằm hoặc lễ lớn, Tây Yên Tử mới thu hút số lượng người đông hơn.
Nếu bạn muốn tìm một điểm dừng chân nhân dịp cuối tuần, đừng ngần ngại chọn khu du lịch tâm linh Tây Yên Tử. Tây Yên Tử Bắc Giang là một ví dụ rất điển hình mà các bạn xem xong sẽ phải lên kế hoạch cuối tuần đi khám phá trải nghiệm và muốn tìm một không gian thanh tịnh không khí trong lành thư giãn sau một tuần làm việc mệt mỏi thì đi ngay thôi.