F0 tái nhiễm thì khả năng lây nhiễm cho người khác có như lần đầu không?

Dạo gần đây mọi người đang bày tỏ sự quan tâm và lo lắng với tình trạng F0 tái nhiễm Covid-19. Không ít người vừa khỏi chưa được bao lâu đã tái nhiễm lại. Rất nhiều người tái nhiễm lại thắc mắc là mức độ khả năng lây nhiễm cho người khác có giảm đi hay tăng lên không?

Bị tái nhiễm cô vít thì có khả năng lây cho người khác không?

Bạn đọc Q.Phương, 38 tuổi, TP.HCM có gửi câu hỏi trên Thanh Niên như sau: Gần đây, người nhà tôi bị tái nhiễm cô vít. Tôi yêu cầu cách ly như lần đầu nhưng người nhà tôi cho rằng tái nhiễm sẽ không lây. Xin hỏi bác sĩ có đúng như vậy không?

Liên qua tới vấn đề này, BS. Nguyễn Phương Thy 9 Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết: Khả năng lây nhiễm cô vít còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

+ Nồng độ cô vít trong đường hô hấp của F0.

+ Sự phát tán cô vít ra môi trường xung quanh và khoảng cách, vệ sinh khi tiếp xúc.

+ Sức đề kháng của người tiếp xúc.

Do đó, việc từng nhiễm hoặc từng tiêm vắc xin chỉ là yếu tố giúp F0 nhẹ hơn chứ không đảm bảo được rằng nồng độ cô vít của người đó cũng thấp.

Người tái nhiễm vẫn có nồng độ virus cao và vẫn có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi… Do đó, họ vẫn có khả năng phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường. Thế nên, việc tiếp xúc với F0 bị tái nhiễm vẫn có thể lây nhiễm như thường. Do đó, bạn nên hướng dẫn người thân tuân thủ cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng tình với ý kiến này, BS. Nguyễn Trung Cấp (Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho hay: F0 tái nhiễm cũng là một lần nhiễm cô vít mới và phát bệnh. Vì thế, họ vẫn phát tán cô vít ra ngoài bình thường nên hoàn toàn có thể lây cho người khác nếu không có biện pháp phòng hiệu quả.

F0 tái nhiễm thì khả năng lây nhiễm cho người khác có như lần đầu không?

Tại sao khỏi rồi lại còn bị tái nhiễm, có phải ai cũng sẽ bị tái nhiễm không?

Tái nhiễm là trường hợp F0 đã khỏi sau đó nhiễm lại. Mỗi người có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau. Một số người sau khi nhiễm hoặc tiêm vắc xin sẽ có miễn dịch bảo vệ khá lâu nhưng một số người thì kháng thể bảo vệ sụt giảm rất nhanh. Từ đó dẫn tới khả năng tái nhiễm nhanh hơn. Vì thế, việc tái nhiễm ở mỗi cá nhân cũng không giống nhau.

Đặc biệt, những người mà lần đầu nhiễm biến chủng khác, sau đó lại có biến chủng với đặc tính khác nguyên khác thì dễ tái lại hơn. Bởi, kháng thể bảo vệ của lần nhiễm trước có hiệu quả bảo vệ thấp với chủng sau. Điều này giải thích cho lý do vì sao mà nhiều người nhiễm Delta xong khỏi rồi lại bị tái nhiễm do biến chủng Omicron. Và trong biến chủng Omicron thì đã xuất hiện biến chủng lai là BA.2. Vì thế, những người từng nhiễm Omicron chủng gốc hoàn toàn có thể tái nhiễm với biến chủng lai này.

Tất nhiên, nguy cơ tái nhiễm của mỗi người cũng không giống nhau. Trong đó, người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc khả năng kháng thể trung hòa thấp thì nguy cơ tái nhiễm cao hơn hẳn.

Đối với những người có tình trạng phơi nhiễm thường xuyên thì xác suất thành F0 lần 2 cũng cao hơn những người áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Vì thế, dù là đã tiêm hay chưa tiêm, đã nhiễm hay chưa nhiễm thì bạn vẫn cần có ý thức đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, sát khuẩn thường xuyên để bảo vệ bản thân. Nhất là trong gia đình có người già yếu, người bệnh nền thì càng nên lưu tâm. Bởi, việc bạn tái nhiễm vẫn có thể lây truyền bệnh cho người xung quanh bạn.

Nhiều ngày gần đây số F0 ở Quảng Ninh tăng kỷ lục, tỉnh đưa ra phương án phòng nguy cơ vỡ trận

Cập nhật thông tin dịch bệnh mới nhất trên Quảng Ninh News.
Nguồn: facebook

 

Bài viết liên quan

Liên kết mạng xã hội

152,386FansLike
1,546FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

Bài viết liên quan